Trái Đất chia thành 5 vành đai khi hậu tương ứng với 1 nhiệt đới, 2 ôn đới và 2 hàn đới. Mỗi đới khi hậu có đặc điểm khác nhau về lượng mưa, nhiệt độ trung bình, độ ẩm… Vậy Việt nam nằm trong đới khí hậu nào, cùng theo dõi bài viết dưới đây của mediaasia chúng tôi để biết chi tiết nhé.
I. Vị trí địa lý của Việt Nam
Để biết được chính xác, Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào thì chúng ta cần xem xét vị trí địa lý. Theo bản đồ địa lý, Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, ven vùng biển Thái Bình Dương. Khi quan sát bản đồ, Việt Nam có hình dáng chữ S, trải dài từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, kéo dài từ 23 độ 23’ Bắc đến 8 độ 27’ Bắc. Từ vị trí này, sẽ ảnh hưởng đến khí hậu chung của nước ta. Cụ thể như sau:
- Phía Bắc chịu ảnh hưởng của các khối không khí lục địa Trung Hoa.
- Phía Đông chịu ảnh hưởng của tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm từ vịnh Bắc Bộ thổi vào.
Chính sự tác động của các yếu tố này mà khí hậu của Việt Nam có một số đặc điểm như sau:
- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa không thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ. Các vùng miền có khi hậu khác nhau, được phân chia thành mùa rõ rệt.
- Khí hậu Việt Nam có sự thay đổi theo mùa, nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây.
- Khí hậu miền Bắc chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc.
II. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào
Từ thông tin khái quát vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu nước ta trên đây, chúng ta xác định được Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào. Đó là, Việt Nam nằm trong đới khi hậu nhiệt đới gió mùa hoạt động quanh năm, vì thế mang khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Tuy nhiên, khí hậu nước ta lại được phân chia thành 3 vùng khí hậu có sự khác nhau. Miền Bắc là khí hậu cận nhiệt đới ẩm gồm 2 mùa chính là mùa đông, mùa hè. Miền Bắc trung bộ, Trung và Nam bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Còn miền Nam trung bộ và Nam bộ là khí hậu nhiệt đới xavan.
Thêm vào đó, do vị trí nằm ở rìa Đông Nam của Châu Á, giáp với một phần Thái Bình Dương nên còn chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa mậu dịch. Miền Nam được chia thành 2 mùa chính là mùa khô và mùa mưa.
Có thể thấy, Việt Nam được chia thành 2 đới khí hậu chính là gió múa và nhiệt đới điều hòa. Cụ thể, như sau:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa: biểu hiện rõ nhất ở miền Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra) với 4 mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu và đông. Hơn thế, vào mùa đông, miền Bắc còn chịu ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc từ lục địa Châu Á thổi xuống và gió mùa Đông Nam từ vịnh Bắc Bộ thổi vào nên có độ ẩm khá cao.
- Khí hậu nhiệt đới điều hòa: biểu hiện rõ rệt nhất ở miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) và được chia thành 2 mùa chính là mùa khô và mùa mưa. Do chịu ảnh hưởng có gió mùa nên nhiệt độ điều hòa, nóng quanh năm.
Ngoài ra, do địa hình phức tạp, Việt Nam còn có những vùng tiểu khi hậu ở tỉnh có độ cao cao như Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Lâm Đồng. Trong đó vùng khí hậu ôn đới tại Lào Cai, Lâm Đồng; còn khí hậu lục địa tại Sơn La, Lai Châu. Chính vì thế, đây đều là những địa điểm thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước lớn mỗi năm.
III. Các miền khí hậu của Việt Nam
Qua thông tin Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào trên đây, có thể thấy khí hậu nước ta được phân thành 3 vùng rõ rệt và gồm 4 miền khí hậu chính là: miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu Trường Sơn, miền khí hậu phía Nam và miền khí hậu biển Đông. Trong đó.
- Miền khí hậu miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới. Đặc điểm của miền khí hậu này là sự mất ổn định về nhiệt đội và thời gian bắt đầu cũng như kết thúc của các mùa.
- Miền khí hậu Trường Sơn mang đậm chí chất nhiệt đới gió mùa. Đặc biệt, mùa mưa và mùa khô của vùng miền khí hậu này lại không cùng lúc với 2 miền khí hậu còn lại trên cả nước.
- Miền khí hậu phía Nam là nhiệt đới xavan với 2 mùa khô và mưa rõ rệt. Trong đó, mức nhiệt độ quanh năm của miền khí hậu này cao, biên dộ nhiệt nhỏ và ít có sự biến động.
- Miền khí hậu biển Đông là nhiệt đới mùa hải dương. Vùng này thường có những cơn lốc xoáy từ Thái Bình Dương đi vào và tạo thành những con bão lớn.
IV. Nhiệt độ trung bình của Việt Nam
Có thể thấy, với thông tin Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào trên đây, thì nhiệt độ trung bình tại nước ta cũng có sự chênh lệch giữa các vùng miền.
Theo đó, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam thường dao động từ 21 độ đên 27 độ và có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. Vào mùa hè, nền nhiệt trung bình trên cả nước là 25 độ. Còn mùa đông, miền Bắc có nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1. Đặc biệt, ở những vùng núi cao như Sa Pa, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn có nền nhiệt thấp, thậm chí còn có tuyết rơi, băng giá.
Bên cạnh đó, với vị trí địa hình này nên lượng bức xạ mặt trời tại Việt Nam rất lớn, số giờ nắng từ 1400 giờ đến 3000 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm của nước ta từ 1500mm đến 2000mm/năm. Độ ẩm không khí thường trên 80%. Ngoài ra, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn từ Thái Bình Dương đi vào biển Đông, hạn hán, lũ lụt.
V. Các đới khi hậu trên Trái Đất
Khí hậu trên Trái Đất bao gồm các yếu tố như nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm… Do vậy, Trái Đất được chia thành nhiều đới khí hậu khác nhau. Cụ thể như sau:
- Khí hậu nhiệt đới (đới nóng): Vị trí từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam. Đặc điểm của đới khi hậu này là nóng quanh năm do có góc chiếu ánh sáng mặt trời lớn. Thời gian chênh lệch nhiệt độ ít, lượng nhiệt hấp thu tương đối nhiều. Lượng mưa trung bình từ 1000 đến 2000mm/năm. Gió thổi ở khu vực này chính là gió Tín Phong, thổi quanh năm.
- Khí hậu ôn hòa (Ôn đới): Vị trí từ chí tuyến Bắc đền vòng cực Bắc và từ chí chuyến Nam đến vòng Cực Nam. Nhiệt độ ở khu vực ơn đới này ở mức trong bình, các mùa trong năm thể hiện rõ rệt. Lượng mưa trung bình từ 500 đến 1000mm/năm. Loại gió thổi quanh năm thường xuyên là gió tây ôn đới.
- Khí hậu hàn đới (đới lạnh): Vị trí của vùng khí hậu hàn đới là từ cực Bắc đến vòng cực Bắc và từ cực Nam đến vòng cực Nam. Lượng mưa trung bình là 500mm/năm. Loại gió thổi quanh năm là gió đông cực.
Qua những thông tin chúng tôi nêu trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào đúng không. Bên cạnh đó, bạn cũng biết được sự ảnh hưởng của khai hậu đến các yếu tố như nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm của nước ta. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.